PHÁT ÂM CƠ BẢN [ Dành cho người bắt đầu ] BẢNG IPA ! CÁCH PHÁT ÂM CHUẨN QUỐC TẾ.

Để nói Tiếng Anh thật chuẩn và tự nhiên như người bản ngữ, phát âm Tiếng Anh là một yếu tố hết sức cần thiết. Để giúp bạn chính phục được phát âm Tiếng Anh, IELTS-Thư Đặng xin chia sẻ đến bạn bảng phát âm Tiếng Anh quốc tế IPA, cùng hướng dẫn bằng đồ họa và file audio cách phát âm bảng này. Vì vậy hãy đọc đến cuối bài viết này nhé!

   ​​​​IELTS THƯ ĐẶNG- TRUNG TÂM LUYỆN THI IELTS UY TÍN, CHẤT LƯỢNG TẠI HÀ NỘI

Tham khảo các bài liên quan:

>>> Kinh nghiệm luyện thi IELTS

>>> Cập nhật đề thi IELTS

>>> Hướng dẫn làm bài thi IELTS

>>> Tài liệu luyện thi IELTS


PHÁT ÂM CƠ BẢN [ Dành cho người bắt đầu ]

BẢNG IPA ! CÁCH PHÁT ÂM CHUẨN QUỐC TẾ.

 

Để nói Tiếng Anh thật chuẩn và tự nhiên như người bản ngữ, phát âm Tiếng Anh là một yếu tố hết sức cần thiết. Để giúp bạn chính phục được phát âm Tiếng Anh, IELTS-Thư Đặng xin chia sẻ đến bạn bảng phát âm Tiếng Anh quốc tế IPA, cùng hướng dẫn bằng đồ họa và file audio cách phát âm bảng này. Vì vậy hãy đọc đến cuối bài viết này nhé!

I. IPA là gì?

"Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (viết tắt IPA từ tiếng anh International Phonetic Alphabet) là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ của nhân loại một cách chuẩn xác và riêng biệt. Nó được phát triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế với mục đích trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi thứ tiếng trên thế giới", (nguồn: Wikipedia)

 

II. Lợi ích của bảng IPA

  • Nắm rõ được chính tả và phiên âm của các từ Tiếng Anh. Có thể đọc và phát âm tiếng Anh chuẩn hơn.
  • Bổ trợ cho kỹ năng Tiếng Anh khác như nhận biết âm tiết, nhấn trọng âm, ngữ điệu, giúp bạn giao tiếp tự tin hơn
  • Nền tảng cho việc phát âm chuẩn xác từng từ Tiếng Anh.

 

III Cấu tạo của bảng IPA

  • Bảng IPA có chứa 44 âm (sounds). Trong đó, gồm 20 nguyên âm (vowel sounds) và 24 phụ âm (consonant sounds).
  • Trong 20 nguyên âm thì có 12 nguyên âm đơn (monophthongs) và 8 nguyên âm đôi (diphthongs) - Thành phần xuất hiện trong bảng IPA bao gồm:
 
  • Phiên âm (Phonetic transcription)
  • Nguyên âm (Vowels)
  • Phụ âm (Consonants)
  • Âm đôi (Diphthongs)
  • Dấu trọng âm (Stress mark)

IV. Cách đọc bảng IPA

 

1. Cách đọc nguyên âm :

 

Chúng ta có tất cả là 20 nguyên âm trong bảng IPA tiếng Anh:

  • 12 nguyên âm đơn (Monophthongs): /ɪ/; /i:/; /ʊ/; /u:/; /e/; /ə/; /ɜ:/; /ɒ/; /ɔ:/; /æ/; /ʌ/; /ɑ:/.
  • 8 nguyên âm đôi (Diphthongs): /ɪə/; /ʊə/; /eə/; /eɪ/; /ɔɪ/; /aɪ/; /əʊ/; /aʊ/.


Nguyên âm đơn trong bảng IPA

 

PHƯƠNG PHÁP ĐỌC CỦA TỪNG NGUYÊN ÂM IPA

Âm

Phương pháp đọc

/ i:/

  • Môi: Kéo dài như đang cười
  • Miệng: Mở rộng miệng sang 2 bên. Quai hàm hầu như kéo giãn ra. Khi phát âm này, miệng hơi bè một chút.
  • Lưỡi: Đầu lưỡi chạm nhẹ vào đầu hàm răng dưới, lưỡi đưa hướng lên phía trên.

 

/ɪ/

  • Môi: Khoảng cách môi trên và dưới hẹp. Hé mở 1 chút không thay đổi hình dạng khi âm này được đọc ra
  • Lưỡi: Đầu lưỡi để phía sau hàm răng dưới và phần giữa lưỡi hướng lên phí trên vòm miệng.
  • Miệng: miệng mở nhẹ 2 bên nhưng hẹp hơn một chút so với âm / i:/. Hàm như kéo giãn nhẹ ra 2 bên.

 

/ʊ/

  • Môi:  Môi hơi tròn ( Nhưng không tròn bằng âm /u:/
  • Lưỡi: Để hạ nhẹ xuống ở giữa
  • Âm:  Phát âm /u:/ nghe dài và trầm nặng xuống từ trong cổ họng

( lưu ý: “u” ngắn, đọc gần gần giống với âm “ ư” của tiếng việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng.

 

/u:/

  • Môi: Chu tròn
  • Lưỡi: Để hạ nhẹ xuống ở giữa
  • Âm: phát âm /u:/ Nghe dài và trầm xuống phát ra từ trong cổ họng

 

/e/

  • Môi: Bình thường, miệng hơi mở ra
  • Lưỡi:  hạ xuống, đầu lưỡi chạm vào giữa răng dưới
  • Âm: Phát ra giống âm “e trong tiếng việt” nhưng nghe nặng hơn và có hơi giống ê một chút thôi.

 

/eə/

  • Môi: Bình thường miệng hơi mở ra
  • Lưỡi: Hạ và dàn đều ở trên răng dưới
  • Âm:  Khi phát âm dùng âm sâu xuống cổ họng để âm bè ra ( Đây là lý do vì sao âm này được gọi là e bẹt)

 

/ə/

  • Môi: Bình thường miệng hơi mở ra
  • Lưỡi: Hạ xuống, đầu lưỡi chạm vào giữa giữa răng dưới
  • Âm: Khi phát âm thì phát âm gần giống “ âm ơ trong tiếng việt” nhưng bạn phải nuốt vào trong.  ( Khi nuốt vào trong âm  sẽ bị ngắn đó là lý do vì sao gọi là ơ ngắn)

 

 

/ɜ:/

  • Môi:  Chu lên hơi bè ra kiểu con cá trê
  • Lưỡi: Để ở giữa và đầu lưỡi hơi cong lên
  • Âm: Khi phát âm “ ơ” ra thì âm sẽ nghe trầm và nặng, từ sâu trong cổ họng, âm cũng được kéo dài hơn so với ơ ngắn.

 

 

/ɑ:/

  • Miệng: Mở rộng hết cỡ
  • Lưỡi: Lưỡi để hạ thấp xuống theo miệng
  • Âm: Phát âm “ a” như tiếng việt bình thường, nhưng âm sẽ nghe rộng hơn vì miệng đã mở

 

/ʌ/

  • Miệng: mở bình thường
  • Lưỡi: Lưỡi hạ thấp xuống đầu lưỡi chạm vào giữa răng dưới
  • Âm: Âm lai giữa âm ă và âm ơ trong tiếng việt, gần giống âm ă hơn. Phát âm phải bật hơi ra.

 

/ɔ:/

  • Miệng: chu lên thành hình tròn
  • Lưỡi:  để ở giữa thẳng ra hơi ấn giữa lưỡi lên 1 chút
  • Âm: phát âm “ o” trong tiếng việt đậm và sâu trọng cổ họng, âm phát có một chút ôm Ô.

 

/ɒ/

  • Miệng: Hơi tròn
  • Lưỡi: Lưỡi đè xuống
  • Âm: Âm “o” ngắn, giống âm “o” trong Tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.

 

/ɪə/

  • Đọc âm /ɪ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi từ dẹt thành hình tròn dần, lưỡi thụt dần về phía sau.

 

/eə/

  • Đọc âm /e/  rồi chuyển dần sang âm /ə/, hơi thu hẹp môi, Lưỡi thụt dần về phía sau.

 

/eɪ/

  • Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ , môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên.

 

/ɔɪ/

  • Đọc âm/ɔ:/  rồi chyển dần sang âm /ɪ/ , môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và đẩy dần ra phía trước.

 

/aɪ/

  • Đọc âm /a:/  rồi chuyển dần sang âm /ɪ/   , môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và hưi đẩy ra phía trước.

 

/aʊ/

  • Đọc âm  /a:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/  , môi tròn dần , lưỡi hơi thụt dần về phía sau.

 

/ʊə/

  • Đọc âm /ʊ/  rồi chuyển dần sang âm /ə/ . Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng, lưỡi đẩy dần ra phía trước.

 

 
 
 

2. Các đọc phụ âm

Chúng ta có tất cả 24 phụ âm:

/ p /; / b /; / t /; /d /; /t∫/; /dʒ/; /k /; / g /; / f /; / v /; / ð /; / θ /; / s /; / z /; /∫ /; / ʒ /; /m/; /n/; / η /; / l /; /r /; /w/; / j /

  • Phụ âm vô thanh bao gồm: / p /; / t /; /t∫/; /k /; / f /; / θ /; / s /; /∫ /;
  • Phụ âm hữu thanh bao gồm: / b /; /d /;/dʒ/; / g /; / v /; / ð /; / z /; / ʒ /; /m/; /n/; / η /; / l /; /r /; /w/; / j /


 
 

 

Âm

Phương pháp đọc

/p/

  • Môi: 2 môi chạm vào nhau hơi mím môi 1 chút
  • Cổ họng: không rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Đọc gần giống với âm /p/ của Tiếng Việt , tuy nhiên lực chặn của 2 môi không mạnh bằng, nhưng hơi thoát ra vẫn mạnh như vậy. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.

 

/ b /

  • Môi: 2 môi chạm vào nhau hơi mím môi 1 chút so với âm /p/
  • Cổ họng: rung vì đây là âm hữu thanh
  • Âm: Giống như âm “b” trong Tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.

 

/ t /

  • Lưỡi: hướng đầu lưỡi lên chạm vào nướu của hàm trên ( giống âm “th” trong Tiếng Việt)
  • Cổ họng: Không rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Đọc giống âm /t/ Tiếng Việt, nhưng hơi bật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra đẩy luồng khi mạnh thoát ra cửa miệng.

 

 

/d/

  • Lưỡi: hướng đầu lưỡi lên chạm vào nướu của hàm trên
  • Cổ họng: Rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm:  Giống âm “d” trong Tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới, hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.

 

/∫/

  • Môi - Lưỡi: Môi chu tròn hướng ra phía trước, lưỡi để ở giữa “ đầu lưỡi gần chạm vào phần lợi hàm trên”
  • Cổ họng:  không rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm:  Môi chu ra ( Giống khi chúng ta yêu cầu người khác im lặng: Shhhhhhhhhhh! Môi hướng về phí trước như đang hôn ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi gần chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.

 

/ʒ/

  • Môi - Lưỡi: Môi chu tròn hướng ra phía trước, lưỡi để ở giữa không chạm vào đâu.
  • Cổ họng: Rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Môi chu ra (giống khi yêu cầu người khác im lặng: Shhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang hôn ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi gần chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.

 

/t∫/

  • Môi - Lưỡi: Môi chu tròn hướng ra phía trước, lưỡi hướng lên trên chạm nướu như âm /t/
  • Cổ họng: Không rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Giống âm “ch” của Tiếng Việt nhưng môi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi trong nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.

 

/dʒ/

  • Môi - Lưỡi: Môi chu tròn hướng ra phía trước, lưỡi hướng lên trên chạm vào nướu như âm/d/
  • Cổ họng: rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Giống như âm /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản, Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưới.

 

/k/

  • Môi - Lưỡi:  Miệng mở ra ở mức bình thường
  • Cổ họng:  Bật mạnh hơi, không rung như kiểu đang khạc nhổ cái gì đó
  • Âm: Giống âm “ k” của Tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh, nâng phần sau của lưỡi chạm lên vòm họng trên và hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.

 

/g/

  • Môi - Lưỡi: Miệng mở ra ở mức bình thường
  • Cổ họng: Bật mạnh hơi, không rung kiểu như đang khạc nhổ cái gì đó.
  • Âm: Giống như âm “g” trong Tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm vòm họng trên và hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.

 

/f/

  • Môi - lưỡi: răng trên để chạm vào môi dưới ấn nhẹ vào.
  • Cổ họng:  không rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm:  Giống âm “ph” trong Tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.

 

/v/

  • Môi - Lưỡi: Răng trên để chạm vào môi dưới ấn mạnh hơn âm /f/
  • Cổ họng: rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Giống âm “v” trong Tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới

 

/θ/

  • Môi - Lưỡi: Lưỡi thè ra 1 chút để kẹp giữa 2 răng ( 2 răng cắn nhẹ - rất nhẹ)
  • Cổ họng:  Không rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Đặt đầu lưỡi ở giữa 2 hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hàm răng, thanh quản không rung.

 

/ð/

  • Môi - Lưỡi: Lưỡi thè ra 1 chút để kẹp giữa 2 răng ( 2 răng cắn nhẹ - mạnh hơn /θ/ chút
  • Cổ họng: rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng không khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung.

 

/s/

  • Môi - Lưỡi: Lưỡi hạ xuống, đầu lưỡi chạm vào giữa răng dưới.
  • Cổ họng: Không rung vì đây là âm  vô thanh
  • Âm: Luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi. Không rung thanh quản.

 

/z/

  • Môi - Lưỡi: Lưỡi hạ xuống đầu lưỡi chạm vào giữa răng dưới.
  • Cổ họng: Rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quản.

 

/m/

  • Môi - Lưỡi: 2 môi hơi mím vào nhau.
  • Cổ họng: rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Giống âm “m” trong tiếng Việt, hai môi mím lại, đẩy luồng khí thoát qua mũi ( mũi rung mới chính xác)

 

/n/

  • Môi - Lưỡi: Đầu lưỡi chạm vào vòm nướu của hàm trên
  • Cổ họng:  rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm:  Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào phía trong lợi hàm trên, chặn luồng không khí thoát ra từ mũi.

 

/η/

  • Môi - Lưỡi: Lưỡi hạ xuống, đầu lưỡi chạm vào giữa răng dưới
  • Cổ họng: rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm:  Khí bị chặn ở lưỡi và nướu trên nên thoát ra từ mũi, thanh quản rung, môi hé.

 

/h/

  • Môi - Lưỡi:  Miệng mở rộng ra - lưỡi hạ xuống thấp
  • Cổ họng:  Không rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm:  Như hâm “h” trong tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé mở, đẩy luồng khí thoát mạnh ra ngoài.

 

 

/l/

  • Môi - Lưỡi:  Đầu lưỡi hướng lên đặt vào chân răng trên
  • Cổ họng: rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm:  khi nói bật âm / l/ ra, nếu “I” ở đầu từ như “like” sẽ có cảm giác như bật âm. Nếu “I” ở cuối từ như “tell” thì vòng lưỡi lên đến âm đấy. ( Phát ra âm hơi hướng eo ồ )

 

/r/

  • Môi - lưỡi: Môi chu tròn lên, lưỡi để ở giữa khi phát âm vòng lưỡi chạm nướu trên để chặn hơi.
  • Cổ họng: rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm: Đọc gần giống âm “a” trong tiếng Việt, tuy nhiên lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra , lưỡi lúc đấy thả lỏng, môi tròn mở rộng.

 

/w/

  • Môi - Lưỡi: Môi chu tròn lên, lưỡi hạ thấp xuống 1 chút
  • Cổ họng: rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm:  Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thả lỏng, môi tròn mở rộng.

 

/j/

  • Môi - Lưỡi: Để lưỡi chạm lên vòm miệng trên của ban.
  • Cổ họng: Rung vì đây là âm vô thanh
  • Âm:  Nâng phần trước của lưỡi lên gần vòm họng, đẩy luồng khí thoát ra giữ phần trước của lưỡi và vòm họng nhưng không cố gắng không tạo ra tiếng khan ( do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và vòm họng ko quá gần) làm rung dây thanh quản trong cổ họng. Môi hơi hở để luông không khí thoát ra, lưỡi thả lỏng.

 

 

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về bảng IPA để phát âm sao cho đúng chuẩn như người bản ngữ. Hy vọng với cách diễn đạt qua hình ảnh đồ họa cũng như file Audio các bạn có thể thực hành một cách bài bản nhất.

Để đầy đủ nhất và nâng cao các bạn có thể tham khảo trọn bộ : English Pronunciation In Use mà IELTS - Thư Đặng đã đăng tải trên Web:

Download: English Pronunciation In Use mà IELTS

Cuối cùng! Chúc các bạn học tốt.


Để thuận lợi cho việc học tập ở nhà các bạn có thể Download ở dưới!

 


 BẢNG IPA! CÁCH PHÁT ÂM CHUẨN QUỐC TẾ . PDF 


LỊCH KHAI GIẢNG LỚP IELTS

Hoặc gọi điện trực tiệp số: Cô Thư Đặng 0981128422


Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu được IELTS Thư Đặng tổng hợp tại thư mục: http://ielts-thudang.com/download

Trân trọng cảm ơn các bạn!


Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều nguồn tài liệu khác ở các thư mục của Website:

LỊCH KHAI GIẢNG IELTS

IELTS READING

IELTS LISTENING

IELTS SPEAKING

IELTS WRITING

TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP IELTS

ĐỀ THI, GIẢI ĐỀ IELTS

 

IELTS - Thư Đặng Tổng hợp!


" THAM GIA VÀO GROUP CHIA SẺ TÀI LIỆU IELTS - CÔ THƯ ĐẶNG, BẠN SẼ LUÔN NHẬN ĐƯỢC THÔNG BÁO CẬP NHẬT TÀI LIỆU MỚI NHẤT



IELTS THƯ ĐẶNG CHÚC BẠN THI TỐT!

Thân mến,

IELTS THƯ ĐẶNG


ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - TƯ VẤN MIỄN PHÍ

 

ielts thư đặng

Contact us

 IELTS-thudang.com 

   0981 128 422 

 anhthu.rea@gmail.com

 Add 1: No.21, alley 121, An Duong Vuong, Tay Ho

 Add 2: No.03, alley 214, Doi Can, Ba Dinh, Ha Noi