IELTS THƯ ĐẶNG- TRUNG TÂM LUYỆN THI IELTS UY TÍN, CHẤT LƯỢNG TẠI HÀ NỘI
Tham khảo các bài liên quan:
>>> Kinh nghiệm luyện thi IELTS
>>> Hướng dẫn làm bài thi IELTS
CÁCH VIẾT 7 DẠNG BÀI BIỂU ĐỒ TRONG
WRITING TASK 1
Bài 7 Multiple graph ( biểu đồ kết hợp)
Multiple graph (biểu đồ kết hợp)
Dạng biểu đồ kết hợp này được coi là dạng biểu đồ khó nuốt nhất trong IELTS Writing Task 1. Sở dĩ mình nói vậy là vì Multiple Chart là sự kết hợp của ít nhất 2 loại biểu đồ. Theo mình, đối với dạng câu hỏi này, các bạn chỉ nên chọn 2 đến 3 điểm chính trong mỗi biểu đồ là đủ. Nhưng chọn điểm chính như thế nào? Bạn nên chọn theo:
- Các điểm cao nhất, thấp nhất, bắt đầu và kết thú.
- Thay đổi/xu hướng chính (để ý đến các điểm bắt đầu và kết thúc)
- So sánh (sự liên quan, giống nhau và khác biệt giữa các thành phần trong biểu đồ hoặc giữa các biểu đồ; cái nào lớn hơn, nhỏ hơn, nguyên nhân, kết quả….)
Loại biểu đồ này luôn yêu cầu bạn so sánh giữa các biểu đồ, nhưng nên nhớ rằng mỗi chi tiết bạn chọn để so sánh phải tương đồng và thích hợp.
Ví dụ biểu đồ Multiple Graph
Cách viết một Multiple Graphs
Cũng sử dụng bố cục chuẩn của bài IELTS Writing task 1, Multiple Graphs cũng chia làm 4 phần rõ rệt: Introduction, Overview, Body 1 và Body 2. Tuy nhiên, nội dung của Multiple Graphs có đôi chút khác biệt. Các bạn hãy cùng theo dõi phần phân tích ví dụ sau đây để hiểu thêm vầ cách viết dạng biểu đồ kết hợp này nhé:
Cách viết Introduction cho Multiple Graphs
Vì đây là dạng biểu đồ Multiple Graphs, vì vậy nội dung của phần Introduction phải giới thiệu chung được cả hai biểu đồ. Các bạn hãy xem phần Introduction mẫu của ví dụ 1 nhé:
Cách 1:
The charts illustrate the number of vehicles and the amount of CO2 emitted from these vehicles in England and Wales between 2000 and 2020.
Một số bạn có thể chia phần Introduction làm 2 ý, mỗi vế giới thiệu chung về một biểu đồ. Như ở trong ví dụ này, ý 1 người viết đã mô tả chung về Bar Chart (the number of vehicles) và ý 2 mô tả chung về Line Graph (the amount of CO2 emitted from these vehicles).
Cách 2:
Các bạn cũng có thể viết phần Introduction cho Multiple Graphs theo cách sau đây:
The bar chart illustrates the amount of CO2 emitted from four different means of transport, and the line graphs shows the mumber of these vehicles in England and Wales between 2000 and 2020.
Các bạn có thể dùng các từ “and”, “while” để nối hai vế câu hoặc hai ý của câu với nhau để tạo sự kết nối cho mạch văn của mình.
Cách viết Overview cho Multiple Graphs
Trong Overview, bạn phải chia thành hai câu rõ ràng để miêu tả đặc điểm quan trọng nhất của từng biểu đồ. Các bạn hãy cùng Etrain quan sát phần Overview mẫu của ví dụ 1 dưới đây nha:
It is clear that the amount of CO2 that four kinds of vehicles produce increase over the period shown, with the figures for the car being always highest. Overall, there is a sustained rise in the number of vehicles in both nations.
Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy người viết nêu ra đặc điểm chính của Bar Chart ở câu đầu tiên: khí thải của các phương tiện luôn tăng, trong đó tăng mạnh nhất là khí thải ô tô. Còn trong câu thứ hai, người viết đã nêu bật được xu hướng tăng không ngừng lượng xe cộ qua thời gian.
Một chú ý nho nhỏ khi viết Overview: các bạn chỉ được nêu những đặc điểm chung nhất và không được nêu ra các số liệu chi tiết cho phần này. Bởi lẽ, phần phân tích số liệu là nhiệm vụ của phần Body.
Cách viết Body cho Multiple Graphs
Bây giờ, hãy cùng đến phần Body của Multiple Graphs. Sẽ là một điều rất khó nếu bạn kết hợp phân tích số liệu của cả hai biểu đồ cùng một lúc. Vì vậy, cách tốt nhất trong trường hợp này là lần lượt phân tích từng biểu đồ và mỗi biểu đồ tương ứng với một đoạn trong phần Body. Hãy cùng xem phần Body mẫu của ví dụ 1 nhé:
Regarding the bar chart, in 2000, twenty tons of emissions came from the car, followed by fifteen tons from the truck. The van was responsible for a lower amount of CO2 emission (approximately thirteen tons) , but only about eight tons was produced by bus. Over the twenty-year period, the amount of emissions from each means of transport is predicted to rise
by one to six tons, but the car is expected to see the fastest increase, with its figure reaching a peak of over twenty five tons in 2020.
Looking at the line graph, the rise in greenhouse gas emissions stems from the overcrowding of vehicles. There were twenty million vehicles in 2000 in these nations which climbed gradually to approximately 40 million in the year 2010. After that, the figure is predicted to peak at sixteen million in 2020.
Ở đây, người viết đã chia Body thành 2 đoạn rõ ràng: đoạn một phân tích Bar Chart, đoạn 2 phân tích Line Graph. Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là cả hai đoạn chỉ tập trung phân tích số liệu ở năm đầu tiên (năm 2000) và số liệu ở năm cuối (năm 2020). Vậy nguyên nhân gì mà người viết lại làm như vậy:
- Thứ nhất là cả hai biểu đồ này đều là dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy người viết sẽ vẫn áp dụng cách chọn số liệu của dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian, và do đó tập trung vào năm đầu và năm cuối của biểu đồ để phân tích. Cách chọn số liệu ở body 1 hoàn toàn giống như những gì bạn đã học được ở bài hướng dẫn viết dạng bài Bar chart và cách viết body số 2 cũng giống như cách viết Line graph.
- Thứ hai là thời gian và lượng từ yêu cầu trong IELTS Writing Task 1 bị hạn chế nên người viết đã lược đi các số liệu không quan trọng để đảm bảo số lượng từ nên viết và thời gian viết trong 20 phút.
Những lỗi thường mắc phải khi viết bài phân tích Multiple Graphs và hướng giải quyết
Bài viết của bạn vượt quá số từ quy định
Vấn đề
Trong bài thi IELTS Writing Task 1, bạn chỉ có 20 phút dành cho phần này. Vì vậy, đừng nên phân tích tất cả các thông tin và dữ kiện có trong bài. Nếu bạn không biết xử lý tốt, bài viết của bạn có thể sẽ bị vượt quá số lượng từ qui định, và dẫn đến mất điểm trong bài thi.
Cách giải quyết
Bạn nên đánh dấu một số thông tin hoặc chi tiết quan trọng trong bài viết để tránh trường hợp bạn phân tích lan man trong bài. Mỗi biểu đồ nên chọn 2 – 4 đặc điểm chính để phân tích. Ưu điểm của việc này là khiến bạn đi đúng trọng tâm của bài viết và hạn chế tối đa việc bạn viết quá số từ quy định trong câu.
Các thông tin quan trọng trong bài viết bị bỏ sót
Vấn đề
Nhiều bạn thường phân vân về việc chọn các số liệu trong biểu đồ. Đôi khi một biểu đồ có quá nhiều số liệu có thể làm nhiều bạn không phân biệt đâu là số liệu thể hiện đặc điểm chính của biểu đồ.
Cách giải quyết
Vậy cần chọn những số liệu nào? Như các bạn đã biết, biểu đồ được chia thành 2 dạng chính là biểu đồ theo thời gian và biểu đồ không có thời gian. Vì vậy, bạn phải căn cứ vào đặc điểm của biểu đồ để chọn số liệu phù hơp để phân tích
- Đối với dạng biểu đồ theo thời gian: các bạn phải phân tích được xu hướng đi lên hay đi xuống của biểu đồ. Vì vậy, các bạn phải chú ý đến các số liệu ở điểm đầu tiên và điểm cuối cùng cũng như sử dụng đa dạng, hợp lí các từ vựng, cấu trúc câu mô tả xu hướng.
- Đối với dạng biểu đồ không có thời gian: đây thường là dạng biểu đồ dùng để so sánh hai hoặc nhiều đối tượng, Vì vậy, bạn phải đặc biệt chú ý đến những số liệu cao nhất và số liệu thấp nhất của biểu đồ đó bằng cách áp dụng các cấu trúc câu so sánh, đặc biệt so sánh hơn nhất..
Các bạn cũng nên chú ý không đi quá sâu phân tích những số liệu này nhé vì lượng thời gian và lượng từ trong bài viết bị giới hạn trong bài thi.
Thiếu sự mạch lạc, rõ ràng trong bài viết
Vấn đề
Chúng ta không biết nhóm các thông tin vào các đoạn trong bài viết sao cho phù hợp và logic.
Cách giải quyết
Các bạn nên nhớ hầu như tất cả các bài phân tích biểu đồ nên được chia theo bố cục chuẩn 4 đoạn bao gồm:
- Introduction: giới thiệu chung, khái quát về biểu đồ
- Overview: Nêu ra đặc điểm chính của cả hai biểu đồ
- Câu 1: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của biểu đồ số 1
- Câu 2: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của biểu đồ số 2
- Body 1: Phân tích số liệu của biểu đồ số 1
- Body 2: Phân tích số liệu của biểu đồ số 2
Việc phân chia như vậy sẽ làm cho bài viết của chúng ta mạch lạc, rõ ràng và dễ quan sát các ý trong bài. Đối với phần Body, các bạn không nên gộp phần phân tích của cả biểu đồ vào một đoạn.
Việc so sánh các số liệu giữa các biểu đồ với nhau không hợp lý
Vấn đề
Nhiều bạn có thể nghĩ rằng việc so sánh các số liệu trong hai biểu đồ sẽ là một điểm cộng cho bài viết. Đôi khi, bạn dành quá nhiều thời gian chỉ để cố tìm một đặc điểm trong biểu đồ để đem ra so sánh. Thậm chí, nhiều bạn còn gượng ép so sánh hai biểu đồ với nhau mà không biết các số liệu đem ra so sánh khập khiễng hoặc không liên quan lắm đến nhau.
Cách giải quyết
Không phải lúc nào cũng tìm ra những mối liên hệ giữa hai biểu đồ để đem ra so sánh. Vì vậy, cách tốt nhất là các bạn chỉ nên so sánh các số liệu trong cùng một biểu đồ với nhau mà thôi. Và chỉ khi nào bạn chắc chắn về mối quan hệ giữa biểu đồ số 1 và số 2 thì mới chỉ ra sự tương phản/ tương đồng/ nguyên nhân/ kết quả … thì mới viết vào bài của mình nhé.
IELTS THƯ ĐẶNG CHÚC BẠN THI TỐT!