[ GRAMMAR - BÀI 3] PHÂN BIỆT “ BE” VÀ ACTION VERBS

Trong bài viết này, IELTS - Thư Đặng sẽ chia sẻ với bạn cách phân biệt và sử dụng chính xác động từ ‘be’ và các động từ hành động (action verbs) nhé!

IELTS THƯ ĐẶNG- TRUNG TÂM LUYỆN THI IELTS UY TÍN, CHẤT LƯỢNG TẠI HÀ NỘI

Tham khảo các bài liên quan:

>>> Kinh nghiệm luyện thi IELTS

>>> Cập nhật đề thi IELTS

>>> Hướng dẫn làm bài thi IELTS


 

[ GRAMMAR - BÀI 3] PHÂN BIỆT “ BE” VÀ ACTION VERBS

Bạn có thấy những câu này quen tai với câu dưới đây không? Nếu bạn đã và đang sử dụng động từ ‘be’ đi kèm với một động từ hành động (action verbs) như thế này, thì bạn đã mắc một lỗi sai rất phổ biến của người học tiếng Anh.

‘My sister is work for an international company.’

I am play soccer everyday.’

 

Trong bài viết này, IELTS - Thư Đặng sẽ chia sẻ với bạn cách phân biệt và sử dụng chính xác động từ ‘be’ và các động từ hành động (action verbs) nhé!

1. Định nghĩa và chức năng của ‘be’ và Action verbs

 

Trước khi theo dõi bảng so sánh bên dưới, bạn hãy lưu ý là ‘be’ không được theo sau bởi các động từ khác (dù là action verbs, non-action verbs, modal verbs, v.v.) ngoại trừ 2 trường hợp dùng như các trợ động từ (auxiliary verb) trong câu tiếp diễn và câu bị động:

 

  • ‘be’ đi trước các động từ thêm -ing trong các thì tiếp diễn. (I am waiting for Sally to come here.)
  • ‘be’ đi trước các động từ ở thể quá khứ phân từ (past participle) trong thể bị động. (Her car was stolen from outside her house.)

BE

ĐỘNG TỪ HÀNH ĐỘNG ( Action verbs)

– ‘be’ là một trong số các động từ nối (linking verb).

– Đúng như tên gọi “động từ nối”, ‘be’ không diễn tả hành động mà dùng để nối chủ ngữ (subject) với thông tin theo sau ‘be’.

Ví dụ:

Susan is a student

Susan was at the library

– Các động từ hành động (action verbs) có chức năng diễn tả hành động của chủ ngữ.

Ví dụ:

‘walk’ diễn tả hành động “đi bộ/di chuyển bằng chân”

‘cook’ diễn tả hành động “nấu ăn nói chung/nấu một cái gì đó”

Bảng so sánh ‘be’ và action verbs

2. Các thành phần theo sau ‘be’ và Action verbs

BE

ĐỘNG TỪ HÀNH ĐỘNG ( Action verbs)

Các thành phần (thông tin) thường đi sau ‘be’ là:

– Danh từ riêng (proper noun) hay còn gọi là tên riêng.

– (Cụm) danh từ (noun phrase)

– Tính từ (adjective)

– Cụm giới từ chỉ nơi chốn (prepositional phrase of place)

– Cụm giới từ chỉ thời gian (prepositional phrase of time)

Các thành phần thường đi sau các động từ hành động là:

– Trạng từ (adverb)

– Túc từ (object) + (trạng từ)

– (Túc từ) + cụm giới từ chỉ nơi chốn (prepositional phrase of place)

– (Túc từ) + Cụm giới từ chỉ thời gian (prepositional phrase of time)

Bảng so sánh ‘be’ và action verbs

2.1. Các thành phần (thông tin) thường đi sau ‘be’

  • Danh từ riêng:

    Ví dụ 1:

    Her name is Alexa.

    Tên của cô ấy là Alexa.

    Ví dụ 2:

    In 1998, the company’s name was Phoenix. 

    Vào năm 1998, tên của công ty (đã từng) là Phoenix.

  •     (Cụm) Danh từ:

    Ví dụ 1:

    These are the reports on the sales of the first quarter.

    Đây là những báo cáo về doanh số quý đầu.

    Ví dụ 2:

    That was such a hectic week since we had to prepare for lots of year-end meetings

    Đó quả là một tuần bận rộn vì chúng tôi phải chuẩn bị cho nhiều cuộc họp cuối năm.

 

  •     (Cụm) Tính từ:

    Ví dụ 1:

    Ms. Evelyn and Mr. Anderson were so supportive when I was working for them.

    Bà Evelyn và ông Anderson đã từng rất có tinh thần hỗ trợ/ủng hộ khi tôi còn đang làm việc cho họ.

    Ví dụ 2:

    The director will be furious when she knows that we have lost this contract.

    Giám đốc sẽ cực kỳ tức giận khi bà ấy biết ta đã để mất hợp đồng này.

 

  •     Cụm giới từ chỉ nơi chốn:

    Ví dụ:

    Some members of the Purchasing Department are in the meeting room.

    Một số thành viên của Phòng Thu mua đang ở trong phòng họp.

 

  •     Cụm giới từ chỉ thời gian:

    Ví dụ:

    My presentation is right after the opening of the meeting.

    Phần thuyết trình của tôi ở ngay sau phần mở đầu của cuộc họp.

 

2.2. Các thành phần (thông tin) thường đi sau Action verbs

 

  •     Trạng từ:

    Ví dụ 1:

    That employee works efficiently.

    Nhân viên đó làm việc hiệu quả.

    Ví dụ 2:

    They speak confidently in meetings.

    Họ phát biểu một cách tự tin trong các buổi họp.

 

  •     Túc từ + (trạng từ):

    Ví dụ 1:

    She handled the situation wisely.

    Cô/bà ấy giải quyết tình huống một cách khôn ngoan.

    Ví dụ 2:

    Yesterday, he completed 5 tasks.

    Hôm qua, anh ấy đã hoàn thành 5 nhiệm vụ/việc.

 

  •     (Túc từ) + Cụm giới từ chỉ thời gian:

    Ví dụ:

    The chairman delivered an inspirational speech at the beginning of the meeting.

    Vị chủ tịch đã mang đến một bài phát biểu truyền cảm hứng ở đầu buổi họp.

 

Trên đây là định nghĩa và chức năng của ‘be’ và Action verbs, cùng với đó là cách dùng của 2 loại động từ này. IELTS - Thư Đặng hy vọng rằng, qua bài viết này bạn đã phân biệt được và sử dụng chúng một cách thật chính xác và linh hoạt.

Chúc bạn học tập tốt!


Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều nguồn tài liệu khác ở các thư mục của Website:

 

LỊCH KHAI GIẢNG IELTS

IELTS READING

IELTS LISTENING

IELTS SPEAKING

IELTS WRITING

TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP IELTS

ĐỀ THI, GIẢI ĐỀ IELTS

Xem thêm:

" THAM GIA VÀO GROUP CHIA SẺ TÀI LIỆU IELTS - CÔ THƯ ĐẶNG, BẠN SẼ LUÔN NHẬN ĐƯỢC THÔNG BÁO CẬP NHẬT TÀI LIỆU MỚI NHẤT


IELTS THƯ ĐẶNG CHÚC BẠN THI TỐT!

Thân mến,

IELTS THƯ ĐẶNG


ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - TƯ VẤN MIỄN PHÍ

​​

ielts thư đặng

Contact us

 IELTS-thudang.com

   0981 128 422 

 anhthu.rea@gmail.com

 Add 1: No.21, alley 121, An Duong Vuong, Tay Ho

 Add 2: No.03, alley 214, Doi Can, Ba Dinh, Ha Noi