[ GRAMMAR - BÀI 5 ] ĐỘNG TỪ TRẠNG THÁI ( NON - ACTION BERBS)

Trong tiếng Anh, có hai nhóm động từ thường không được chia ở dạng tiếp diễn, đó là Linking Verbs (Động từ Nối) và Non-Action Verbs (State verbs – Động từ Trạng thái).

Hôm nay, IELTS - THƯ ĐẶNG  sẽ chia sẻ với bạn về State verbs và những lưu ý quan trọng khi chia ở dạng tiếp diễn. Nếu bạn đã sẵn sàng, ta cùng vào bài thôi!

IELTS THƯ ĐẶNG- TRUNG TÂM LUYỆN THI IELTS UY TÍN, CHẤT LƯỢNG TẠI HÀ NỘI

Tham khảo các bài liên quan:

>>> Kinh nghiệm luyện thi IELTS

>>> Cập nhật đề thi IELTS

>>> Hướng dẫn làm bài thi IELTS


[ GRAMMAR - BÀI 5 ] ĐỘNG TỪ TRẠNG THÁI ( NON - ACTION BERBS)

Trong tiếng Anh, có hai nhóm động từ thường không được chia ở dạng tiếp diễn, đó là Linking Verbs (Động từ Nối) và Non-Action Verbs (State verbs – Động từ Trạng thái).

Hôm nay, IELTS - THƯ ĐẶNG  sẽ chia sẻ với bạn về State verbs và những lưu ý quan trọng khi chia ở dạng tiếp diễn. Nếu bạn đã sẵn sàng, ta cùng vào bài thôi!

 

1. Định nghĩa State Verbs

Trong tiếng Anh, có hai nhóm động từ hay song hành với nhau là Action Verbs (Động từ Hành động) và Non-Action Verbs (Động từ Trạng thái):

  • Action Verbs (Động từ Hành động): diễn tả các hành động liên quan nhiều đến sự vận động của cơ thể hoặc một số bộ phận cơ thế.

Ví dụ: walk (đi bộ), sing (hát), sit (ngồi), v.v.

  • State Verbs (Động từ Trạng thái): hay còn được gọi là Non-Action Verbs, diễn tả sự vận động hay biến đổi về cảm xúc, tâm trí, sức khỏe, v.v.

Ví dụ: believe (tin tưởng), love (yêu thích/yêu), own (sở hữu), v.v.

2. Nhóm State Verbs không chia ở dạng tiếp diễn

Không giống như Action Verbs, các State Verbs không được chia ở thì tiếp diễn. Tuy nhiên, có một số động từ vừa là State Verb vừa là Action Verb tùy theo nghĩa. Do đó, sẽ có lúc ta thấy động từ đó được chia tiếp diễn, có lúc lại không và những động từ này sẽ được đánh dấu (*) ở bên cạnh.

Sau đây, ta hãy cùng phân nhóm các Động từ Trạng thái thường gặp và đọc ví dụ để hiểu thêm về chúng!

2.1. Nhóm sở hữu

 

  • own /əʊn/:

Có/sở hữu không chia tiếp diễn

My aunt owns an export-import company. (My aunt is owning…)

Cô/Dì/Bác gái tôi sở hữu một công ty xuất-nhập khẩu.

 

  • belong to /bɪˈlɔːŋ/:

Thuộc về không chia tiếp diễn

That export-import company belongs to my aunt.

Công ty xuất-nhập khẩu đó thuộc về cô/dì/bác gái tôi.

  • have /hæv/ (*):

* Nghĩa 1: có/sở hữu không chia tiếp diễn

My father has a marketing company.

Ba tôi có một công ty marketing.

* Nghĩa 2: ăn có thể chia tiếp diễn

My father was having dinner when his co-worker called.

Ba tôi đang ăn tối khi đồng nghiệp của ba tôi gọi.

2.2. Nhóm sở thích, mong muốn, nhu cầu

 

  • love /lʌv/:

Yêu/yêu thích/yêu quý không chia tiếp diễn.

I love my job. (I’m loving my job.)

Tôi yêu công việc của mình.

  • like /laɪk/:

Thích không chia tiếp diễn.

She likes working for a large company.

Cô ấy thích làm việc cho một công ty lớn.

  • hate /heɪt/:

Ghét không chia tiếp diễn.

He hates walking to work.

Anh ấy ghét việc đi bộ đến chỗ làm.

  • need /niːd/:

Cần không chia tiếp diễn

I need to see your boss right away. (I’m needing…)

Tôi cần gặp sếp của bạn ngay lập tức.

  • want /wɑːnt/:

Muốn không chia tiếp diễn.

My younger sister wants to get a well-paid job right after her graduation.

Em gái tôi muốn tìm được một công việc lương cao ngay sau khi tốt nghiệp.

 

  • prefer /prɪˈfɜːr/:

Chọn/thích (làm) cái này thay vì cái kia không chia tiếp diễn.

My co-worker prefers medium-sized companies to large companies.

Đồng nghiệp của tôi thích các công ty vừa hơn các công ty lớn.

 

2.3. Nhóm nhận thức, suy luận

  • think  /θɪŋk/(*):

* Nghĩa 1: nghĩ/cho rằng… (‘think’ đi với ‘that’ và mệnh đề để thể hiện một quan điểm) không chia tiếp diễn

I think that this company has a friendly work environment.

Tôi nghĩ là công ty này có một môi trường làm việc thân thiện.

* Nghĩa 2: nghĩ về ai/cái gì (‘think’ đi với ‘about’/ ‘of’ và (cụm) danh từ) có thể chia tiếp diễn

This month, our leader is thinking about/of the upcoming project a lot.

Tháng này, nhóm trưởng của chúng ta đang suy nghĩ nhiều về dự án sắp tới.

  • know /nəʊ/:

Biết/biết về ai/cái gì không chia tiếp diễn

I know that there will be a lay-off in the company really soon.

Tôi biết là sẽ có một đợt cắt giảm nhân sự trong công ty rất sớm thôi.

  • understand /ˌʌndərˈstænd/:

Hiểu/thấu hiểu không chia tiếp diễn

That secretary always understands his boss very well.

Thư ký đó luôn rất hiểu sếp của anh ấy.

  • believe /bɪˈliːv/:

Tin/tin tưởng không chia tiếp diễn

I believe that we will pull this project off.

Tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công trong dự án này.

 

IELTS - THƯ ĐẶNG hy vọng rằng sau khi tham khảo phần khái niệm, các nhóm Non-Action Verbs và ví dụ các động từ Trạng thái thường gặp, bạn đã có thể nắm chắc được những trường hợp có thể và không thể chia động từ Trạng thái ở dạng Tiếp Diễn.

Cảm ơn bạn đã đón đọc và hẹp gặp bạn trong các bài học sắp tới nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan:

[ Grammar - Bài 1 ] - Thì hiện tại đơn / Present Simple.

[ Grammar - Bài 2 ] - Chia động từ ở thì hiện tại đơn.

[ Grammar - Bài 3 ] - Phân biệt “ Be “ và Action Verbs

[ Grammar - Bài 4 ] - Cách sử dụng thì hiện tại tiếp diễn trong văn nói.

Chúc bạn học tập tốt!


Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều nguồn tài liệu khác ở các thư mục của Website:

 

LỊCH KHAI GIẢNG IELTS

IELTS READING

IELTS LISTENING

IELTS SPEAKING

IELTS WRITING

TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP IELTS

ĐỀ THI, GIẢI ĐỀ IELTS

Xem thêm:

" THAM GIA VÀO GROUP CHIA SẺ TÀI LIỆU IELTS - CÔ THƯ ĐẶNG, BẠN SẼ LUÔN NHẬN ĐƯỢC THÔNG BÁO CẬP NHẬT TÀI LIỆU MỚI NHẤT


IELTS THƯ ĐẶNG CHÚC BẠN THI TỐT!

Thân mến,

IELTS THƯ ĐẶNG


ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐẦU VÀO - TƯ VẤN MIỄN PHÍ

​​​

ielts thư đặng

Contact us

 IELTS-thudang.com 

   0981 128 422 

 anhthu.rea@gmail.com

 Add 1: No.21, alley 121, An Duong Vuong, Tay Ho

 Add 2: No.03, alley 214, Doi Can, Ba Dinh, Ha Noi