[ GRAMMAR  - BÀI 13 ] PHÂN TÍCH CHI TIẾT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “ CAN’’ VÀ “COULD”

Khi nhắc đến các loại động từ trong tiếng Anh, ta không thể không nhắc đến động từ Khiếm khuyết (Modal Verbs). Trong số các động từ này, có một “bộ đôi” thường xuyên khiến người học bối rối, đó chính là ‘Can’ và ‘Could’.

IELTS THƯ ĐẶNG- TRUNG TÂM LUYỆN THI IELTS UY TÍN, CHẤT LƯỢNG TẠI HÀ NỘI

Tham khảo các bài liên quan:

>>> Kinh nghiệm luyện thi IELTS

>>> Cập nhật đề thi IELTS

>>> Hướng dẫn làm bài thi IELTS


[ GRAMMAR  - BÀI 13 ] PHÂN TÍCH CHI TIẾT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “ CAN’’ VÀ “COULD”

Khi nhắc đến các loại động từ trong tiếng Anh, ta không thể không nhắc đến động từ Khiếm khuyết (Modal Verbs). Trong số các động từ này, có một “bộ đôi” thường xuyên khiến người học bối rối, đó chính là ‘Can’ và ‘Could’.

1. Phân biệt Can và Could

Trước hết, chúng ta hãy cùng bắt đầu ôn lại cấu trúc câu chứa ‘Can’ và ‘Could’ thông qua những ví dụ cụ thể bên dưới. Đây vốn là hai động từ Khiếm khuyết (Modal Verbs) nên động từ theo sau chúng chắc chắn phải ở dạng nguyên mẫu dù chủ ngữ có thay đổi như thế nào.

KHẲNG ĐỊNH

  • She can solve problems effectively.
    (Cô ấy có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.)
    – When she was young, she could solve problems wisely.
    (Khi bà ấy còn trẻ, bà ấy đã có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.)

PHỦ ĐỊNH

– Because of my hectic schedule, now I cannot/can’t do yoga regularly.
(Vì lịch trình bận rộn, bây giờ tôi không thể tập yoga đều đặn.)
– When I was young, because of my hectic schedule, I could not/couldn’t do yoga regularly.
(Khi tôi còn trẻ, vì lịch trình bận rộn, tôi đã không thể tập yoga thường xuyên.)

NGHI VẤN YES - NO

– Can you use photoshop?
(Bạn có thể sử dụng photoshop không?)
Yes, I can
No, I cannot/can’t
– Could you use photoshop when you first moved to that company?
(Bạn có thể sử dụng photoshop khi bạn mới chuyển đến công ty đó không?)
Yes, I could
No, I could not/couldn’t

 

Bây giờ, ta hãy cùng nhau so sánh về chức năng của ‘Can’ và Could’ nhé!

1.1. Khác biệt khi nói về khả năng tự thân (abilities)

Cả ‘Can’ và ‘Could’ đều có chức năng diễn tả một khả năng xuất phát từ bản thân mỗi người, nói một cách gần gũi hơn là các tài năng, kỹ năng của họ. Tuy nhiên, giữa ‘Can’ và ‘Could’ có sự khác biệt về thời gian.
Cụ thể:

  • ‘Can’ diễn tả một tài năng hay kỹ năng trong hiện tại hoặc tồn tại từ quá khứ đến hiện tại, không bị mất đi.

Ví dụ: That employee can give presentations confidently.
(Nhân viên đó có thể thuyết trình một cách tự tin.)

  • ‘Could’ diễn tả một tài năng hay kỹ năng trong quá khứ, không duy trì được đến hiện tại.

Ví dụ: When I was in university, I could speak Spanish fluently, but I can’t now.

(Khi tôi còn học đại học, tôi đã có thể nói tiếng Tây Ban Nha trôi chảy, nhưng giờ thì tôi không thể.)

1.2. Nói về khả năng phụ thuộc nhiều vào ngoại cảnh (possibilities)

Cả ‘Can’ và ‘Could’ đều có chức năng diễn tả việc một điều có thể/không thể xảy ra, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, giữa ‘can’ và ‘could’ có sự khác biệt về thời gian.

Cụ thể:

‘Can’ diễn tả một điều có thể/không thể xảy ra trong hiện tại/tương lai, được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài.
Ví dụ: If the customer agrees with all of the terms, we can sign the contract this Friday.

(Nếu khách hàng đồng ý với tất cả các điều khoản, chúng ta có thể ký hợp đồng vào thứ Sáu này. )

  • ‘Could’ diễn tả một điều đã có thể/không thể xảy ra trong quá khứ, được quyết định bởi các yếu tố bên ngoài.
    Ví dụ: As the customer didn’t agree with all of the terms, we couldn’t sign the contract that day.

(Vì khách hàng không đồng ý với mọi điều khoản, nên chúng ta đã không thể ký hợp đồng vào hôm đó.)

1.3. Khi nhờ vả/yêu cầu ai làm gì

  • Cả ‘Can’ và ‘Could’ đều có thể được sử dụng trong những câu nhờ vả hay yêu cầu người khác làm điều gì. Tuy nhiên, ‘Could’ mang đến cảm giác trang trọng và lịch sự hơn.

Ví dụ 1: A director to his assistant: ‘Mr. Winsley, could you bring me the sales report of this month?

(Một vị giám đốc nói với trợ lý: “Cậu Winsley, cậu mang báo cáo doanh số tháng này đến cho tôi nhé!”)

Ví dụ 2: Amanda to her friend: ‘Can you give me a lift home?’
(Amanda nói với bạn: “Bạn có thể cho mình quá giang về nhà không?”)

1.4. Xin phép ai đó làm gì

  • Ta có thể dùng cả ‘Can’ và ‘Could’ để đưa ra một lời xin phép. Tuy nhiên, tương tự như trong điểm số 3 phía trên, ‘could’ sẽ tạo cảm giác lịch sự và trang trọng hơn. Trong khi đó, ‘Can’ tạo cảm giác gần gũi và thân thiện hơn.

Ví dụ 1: A student to his teacher: ‘I’m having a headache. Could I leave early, Ms. Wilson?’

(Học sinh nói với giáo viên: “Em đang bị đau đầu. Em có thể về sớm được không, thưa cô Wilson?”)

Ví dụ 2: Richard to his friend: ‘Can I borrow your phone? I need to call my mom, but I left mine home.’

(Richard nói với bạn: “Mình có thể mượn điện thoại bạn được không? Mình cần gọi cho mẹ mà mình để điện thoại ở nhà rồi.”)

1.5. Điều không được phép làm do hoặc không do luật lệ/nội quy

  • Khi ta muốn diễn tả việc ai đó không thể làm điều gì do nội quy hoặc luật lệ không cho phép, ta có thể dùng dạng phủ định của ‘can’ là ‘cannot’ hoặc ‘can’t’.

Ví dụ: I’m sorry, but you can’t smoke here, sir.

(Tôi xin lỗi nhưng ngài không thể hút thuốc ở đây, thưa ngài.)

  • Đôi khi, một việc ta không được phép làm không nhất thiết được quyết định bởi luật lệ/nội quy mà có thể là do người khác ta cũng sẽ dùng dạng phủ định của ‘can’ là ‘cannot’ hoặc ‘can’t. 

Ví dụ: A father to his son: ‘It’s 9 pm already. You can’t go out.’
(Ba nói với con trai: “9 giờ tối rồi. Con không được ra ngoài.”)

1.6. Đề nghị giúp đỡ người khác

  • Khi ta muốn đưa ra đề nghị giúp đỡ ai việc gì, ta có thể dùng câu hỏi yes-no với ‘Can’.

Ví dụ: It seems like you still have a lot to do. Can I help you input the data?

(Có vẻ bạn còn nhiều việc phải làm. Tôi có thể giúp bạn nhập dữ liệu được không?)

1.7. Kết hợp với ‘have’ và quá khứ phân từ (v3/v-ed) 

  • Ta có thể sử dựng cấu trúc: ‘could + have + v3/v-ed ‘ để diễn tả việc một người đã hoàn toàn có thể làm điều gì đó trong quá khứ nhưng đã không làm. Cách diễn đạt này phần nào thể hiện thái độ trách cứ.

Ví dụ: Peter, you could have helped her check the reports, but you didn’t.
(Peter, anh hoàn toàn có thể giúp cô ấy kiểm tra báo cáo, nhưng anh đã không làm.)

  • Ta cũng có thể sử dụng cấu trúc trên để phán đoán rằng một điều gì đó có thể đã xảy ra vào một thời điểm nhất định trong quá khứ. Độ chắc chắn của phán đoán này chỉ ở mức trung bình.
    Ví dụ: This morning, I called him several times, but he didn’t answer. He could have been busy then.

(Sáng nay, tôi đã gọi cho anh ấy nhiều cuộc, nhưng anh ấy không bắt máy. Lúc ấy, chắc là anh ấy bận.)

1.8. Xuất hiện trong mệnh đề chính của câu Điều kiện (If) loại 2&3

  • Ta sử dụng câu Điều kiện loại 2 để giả định về một điều không đúng với thực tế ở hiện tại. ‘Could’ sẽ xuất hiện trong mệnh đề chính (main clause) để diễn tả một điều được giả định là có khả năng xảy ra khi điều trong mệnh đề điều kiện (If clause) xảy ra. Động từ theo sau ‘Could’ luôn ở dạng nguyên mẫu và ‘Could’ có thể được thay thế bởi ‘Would’ nhưng khi đó, ý nghĩa không còn nhấn mạnh vào khả năng nữa.

Ví dụ: If we were rich, we could/would buy that mansion.
(Nếu chúng ta giàu, chúng ta có thể mua căn dinh thự đó.)
Phân tích:
Ở đây, trên thực tế, “chúng ta” không “giàu” và do đó, cũng không thể “mua căn dinh thự đó”.

  • Ta sử dụng câu Điều kiện loại 3 để giả định về một điều không đúng với thực tế trong quá khứ. ‘Could’ sẽ xuất hiện trong mệnh đề chính (main clause) để diễn tả một điều được giả định là đã xảy ra khi điều trong mệnh đề điều kiện (if clause) xảy ra. Động từ theo sau ‘Could’ luôn là ‘Have’ và quá khứ phân từ (v3/v-ed). ‘Could’ có thể được thay thế bởi ‘Would’ nhưng khi đó, ý nghĩa không còn nhấn mạnh vào khả năng nữa.

Ví dụ: At that time, if she hadn’t had a sore throat, she could/would have given an excellent presentation.

(Vào lúc đó, nếu cô ấy không bị đau họng, cô ấy đã có thể mang đến một phần thuyết trình xuất sắc. )

 

. Cách dùng ‘be able to’

– Bên cạnh ‘can’ và ‘could’, to còn có thể sử dụng cấu trúc ‘be able to’ để diễn tả một năng lực, khả năng, kỹ năng, v.v. của một người.

– Cấu trúc chi tiết:

Subject + be + able + to – verb (nguyên mẫu) + …

*Lưu ý: Động từ ‘be’ trong cấu trúc trên phải được chia theo thì.

Ví dụ: Now, I am able to speak English well.

Bây giờ, tôi có thể nói tiếng Anh tốt.

Ví dụ: Yesterday, she was able to dance confidently. She had practiced a lot.

Hôm qua, cô ấy đã có thể nhảy một cách tự tin. Cô ấy đã luyện tập nhiều.

3. So sánh ‘be able to’ với ‘can’ và ‘could’

Khi so sánh với ‘can’ và ‘could’, ‘be able to’ nhìn chung cũng diễn tả một năng lực, khả năng, kỹ năng, v.v. của một người những nó nhấn mạnh vào việc là năng lực, khả năng, kỹ năng, v.v. đó không có sẵn hay có dễ dàng mà người đó đã phải nỗ lực (nhiều).

Ví dụ:

+ No matter how hard he tried, he wasn’t able to play the piano well.
Dù đã cố gắng thế nào, anh ấy vẫn không thể chơi đàn piano giỏi.

+ If you practice hard, one day, you will be able to play for the national team.
Nếu bạn luyện tập chăm chỉ, một ngày kia, bạn sẽ có thể chơi cho đội tuyển quốc gia.

+ After many months, they are now able to speak Chinese quite fluently.
Sau nhiều tháng, họ bây giờ đã có thể nói tiếng Trung khá trôi chảy.

 

Trên đây IELTS – Thư Đặng đã phân tích sự khác biệt về chức năng của “CAN” và “COULD”. Hy vọng qua bài viết này, các bạn học viên có thể phân việt rõ ràng và sử dụng thành thạo khi tự học tiếng Anh nhé!

 

[ Grammar - Bài 1 ] - Thì hiện tại đơn / Present Simple.

[ Grammar - Bài 2 ] - Chia động từ ở thì hiện tại đơn.

[ Grammar - Bài 3 ] - Phân biệt “ Be “ và Action Verbs

[ Grammar - Bài 4 ] - Cách sử dụng thì hiện tại tiếp diễn trong văn nói.

[ Grammar - Bài 5 ] - Động từ trạng thái ( Non - Action berbs)

[ Grammar - Bài 6 ] - Thì quá khứ đơn ( Simple past ): Công thức, cách dung và bài tập.

[ Grammar - Bài 7 ] Các công dụng phổ biến của thì hiện tại hoàn thành

[ Grammar - Bài 8 ] Phân biệt cách dùng Used to và Would trong tiếng anh

[ Grammar - Bài 9 ] Phân biệt thì tương lai đơn, cấu trúc Be going to, thì hiện tại tiếp diễn

[ Grammar - Bài 10 ] Phân biệt thì hiện tại hoàn thành va hiện tại hoàn thành tiếp diễn

[Grammar – Bài 11] Sự kết hợp giữa thì Quá khứ đơn và Quá khứ tiếp diễn

[Grammar – Bài 12] Phân biệt thì Quá khứ đơn và Quá khứ hoàn thành

 

 

Chúc bạn học tập tốt!


Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm rất nhiều nguồn tài liệu khác ở các thư mục của Website:

 

LỊCH KHAI GIẢNG IELTS

IELTS READING

IELTS LISTENING

IELTS SPEAKING

IELTS WRITING

TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP IELTS

ĐỀ THI, GIẢI ĐỀ IELTS

Xem thêm:

" THAM GIA VÀO GROUP CHIA SẺ TÀI LIỆU IELTS - CÔ THƯ ĐẶNG, BẠN SẼ LUÔN NHẬN ĐƯỢC THÔNG BÁO CẬP NHẬT TÀI LIỆU MỚI NHẤT


IELTS THƯ ĐẶNG CHÚC BẠN THI TỐT!

Thân mến!

 

​​​​​

​​

ielts thư đặng

Contact us

 IELTS-thudang.com

   0981 128 422 

 anhthu.rea@gmail.com

 Add 1: No.21, alley 121, An Duong Vuong, Tay Ho

 Add 2: No.03, alley 214, Doi Can, Ba Dinh, Ha Noi